Chúa Giê-xu Tại Bắc Kinh – Chương 4.a
Chương Bốn
Các Trưởng Thượng
Với dân số 96.67 triệu người sống trên lãnh thổ, Hà Nam là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, (1) Hà Nam có nghĩa “Phía Nam con sông” để chỉ địa điểm của tỉnh phía Nam sông Yellow River của Trung Quốc. Tỉnh này là trọng tâm của nền văn minh Trung Quốc trong hàng ngàn năm qua. Các thành phố như Luoyang và Kaifeng là những dấu lịch sử của các triều đại Trung Quốc và cuộc nổi loạn lớn nhất ở thế kỷ thứ 19. Người Mỹ và các người nước ngoài biết về tỉnh Hà Nam đều nhắc đến Shaolim, quê hương của một dòng tu Phật Giáo đã khám phá ra môn võ thuật.
Nhưng Hà Nam nổi tiếng về một điều khác. Trong vòng 30 năm qua, tỉnh này là trung tâm của các cộng đồng Tin Lành phát triển nhanh nhất tại Trung Quốc và có thể nói hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Hà Nam là địa điểm nơi một phong trào Hội Thánh tư gia lớn nhất đó là Liên Hữu Phương Thành (Fengcheng) do Lý Thiên Ân sáng lập, Liên Hữu Ðường Hà (Tanghe) cũng được gọi là Thông Công Phúc Âm Trung Quốc, và Phong Trào Tái Sanh (thường được chính thức gọi là Phong Trào Lời Sự Sống). Hà Nam cũng là quê hương của một nhóm bán Cơ Ðốc bạo hành gọi là “Tia Sáng miền Ðông.”
Hội truyền giáo Trung Hoa Nội Ðịa của Hudson Taylor cũng bắt đầu công tác truyền giáo tại đy vào các thập niên 1880. Vào thập niên 1930 công cuộc truyền giáo cũng bắt đầu phát triển. Ông David Adeney, một nhà truyền giáo người Anh đến Hà Nam vào năm 1930. Ông đi xe đạp khắp vùng quê trong tỉnh, thiết lập nhiều nhà thờ tại các làng trong tỉnh và giảng dạy tại các nhà thờ đã được thành lập. Vào năm 1949 có ít nhất 55 Hội Thánh tại tỉnh Hà Nam.
Có nhiều nhóm Tin Lành không có liên hệ gì đến các giáo sĩ Tây Phương. Các giáo sĩ Trưởng Lão cũng đã hoạt động tại vùng đông dân của tỉnh, cũng như nhóm phục hưng Ngũ Tuần Sơn Ðông đã ảnh hưởng Viên Hương Thành rất nhiều vào năm 1934. Vào các thập niên 1940 và 1950 cũng có một vài nhà truyền giáo lưu hành người Trung Quốc đến hoạt động trong tỉnh. Những người này có một đời sống cá nhân huyền bí và lập dị. Một người tên là Zhou Zhizun, được gọi là “Chu Ðiên”, một người Tin Lành đạo hạnh làm việc trong khu vực sông Hằng Hà. Vào mùa Ðông, Chu Ðiên chỉ mặc một áo che phần trên của ngực. Ông sống như người vô gia cư, ăn thịt sống và làm chứng cho bất cứ người nào đến gần ông. Một người nổi tiếng nữa là Ye Naiguang một nhà truyền đạo lưu hành huyền bí. Ông sống trong một các hang và được chuột đem thức ăn đến nuôi. Chi tiết của những người cô độc lập dị này được một tín hữu tại Hà Nam thâu lượm. Ông đã bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu câu chuyện của các người này.
Liên Hữu Phương Thành (Fencheng Fellowship) “Bết-lê-hem Của Phong Trào”
Vào thập niên 1940 một đại úy trong quân đội Quốc Gia Trung Quốc tên là Gao Yongjiu trở lại tin Chúa và trở thành một nhà truyền đạo nhiệt tình tại Phương Thành. Trong năm đầu, sau khi Cộng Sản chiếm Phương Thành, họ không đụng gì đến ông cũng như các nhóm Tin Lành khác khi Phong Trào Tam Tự bắt đầu kiểm soát các tín đồ Tin Lành tại Trung Quốc vào các năm 1950, Gao và hai nhà lãnh đạo Tin Lành có uy tín trong quận bị đấu tố và bị tù nhiều năm về tội chống phá cách mạng. Vào năm 1966, khi cuộc Cách Mạng Văn Hóa bùng nổ ông Gao và các tù nhân Tin Lành qua các đường phố theo chỉ thị của hồng vệ binh. Ðây là đám thanh niên tiên phong mù quáng trẻ tuổi của phong trào quá khích này do Mao Chủ Tịch đề xướng, gặp lúc mùa đông ông Gao mặt một áo lót vải bông rất dày, song các hồng vệ binh đánh đập ông đến nỗi bông lót áo bay đi mất hết.
Toàn Chiếu Quyền (Quan Zhaoquan) nhớ lại thời này rất rõ. Là một người ở tại làng Guan thuộc thành phố Yangji, một phần của quận Phương Thành (Fengcheng), ông là một người lãnh đạo trong làng vào năm 1968, một địa vị mà Hồng Vệ Binh thường nhắm vào như là các “nhà tư bản” mà cừu địch của Mao Trạch Ðông là Lưu Thiếu Kỳ thường được gọi. Nhưng ông Toàn cũng là tín đồ. Cho nên ông tự nhiên trở thành đích cho chiến dịch đã được tổ chức vào cuối thập niên 1960 và các năm tiếp theo. Vào lúc đó ông Toàn là một người trong nhóm tín đồ nhỏ tại làng Guan.
Vào năm 2002, tôi đến thăm một gia đình trong làng này, tôi muốn biết cách nào Liên Hữu Phương Thành đã bắt đầu tại các làng hẻo lánh này ở Hà Nam. Phong trào này có hàng triệu người hiện sống rải rác khắp Trung Quốc. Tôi ngồi nhiều giờ với 10 người trong làng tại một cái vựa lúa nghe họ kể lại câu chuyện. Vài con gà đi ra đi vô trong một buổi chiều nóng bức vào tháng Bảy. Chúng mổ những vỏ dưa hấu. Cầu tiêu ngoài trời tỏa ra một mùi hôi thối. Chen Yurong một người đàn bà trung tuần tóc vừa bạc, kể lại là mẹ của bà vào năm 1968 bị bắt đi tuần hành trong các làng, đội nón mang một biểu chương đề “thần bò quỉ rắn” một khẩu hiệu để chỉ những người chống lại lý tưởng của Mao Chủ Tịch trong thời Cách Mạng Văn Hóa. Mẹ của Chen Yurong cũng giống như các người đàn bà khác thời bấy giờ chân vẫn còn bị bó (2) vì vậy bà té thường xuyên. Lúc đó tôi rất hổ thẹn về bà, nhưng bà rất vui vẻ, bà nói: “Tôi đi lên thiên đàng” Bà Chen kể lại.
Vào cuối thập niên 1960 chỉ có 6 tín đồ trong cả làng này trong số gần 200 người trong làng. Ngày nay chỉ còn ba gia đình trong số 170 người là không tin Chúa. Họ bắt đầu nhóm lại cầu nguyện và thờ phượng cách bí mật trong nhà. Chen Yurong cho biết là anh của bà là một người lãnh đạo Ðảng trong làng. Ông thường bách hại bà. Ông ta có hai con trai, một đứa 9 tuổi, một đứa 5 tuổi. Ngày nọ chúng nó chơi gần cái giếng trong làng. Bà Chen đang cầu nguyện gần đó, thình lình cảm thấy cần phải ra xem có thể là một trong hai đứa cháu của bà bị rơi xuống giếng. Khi bà vừa đến thì đứa cháu 9 tuổi hoảng hốt kêu lên, vì em nó thật đã té xuống giếng “Bà liền la lên: “Chúa ơi, xin cứu cháu con, để con chết thế cho nó.”
Các người trong làng xúm lại xem có điều gì họ có thể làm được, đứa bé trồi lên khỏi nước. Giây được thả xuống và họ kéo em bé này lên. Có người hỏi “Em có uống nước nhiều không? Em bé trả lời “không” “Có một người mặc áo trắng đỡ em lên.” Sau đó, anh của bà Chen không còn bắt bớ đạo của em ông nữa.
Câu chuyện của bà Chen không phải là câu chuyện duy nhất về các phép lạ. Một người trong làng vào năm 1968 bị cao máu, ông ta đi đến trạm y tế địa phương. Sau khi được chữa trị bệnh vẫn không thuyên giảm, ông ta đến gặp 6 tín hữu trong làng. Họ dành cả ngày cầu nguyện và kiêng ăn. Sau khi họ cầu nguyện cho người bị cao máu này, máu xuống thấp. Ông và bốn người trong nhà ông tin nhận Chúa. Một nhóm các bà cầu nguyện cho một người bị ung thư và bà được chữa lành. Lập tức tin đồn khắp nơi là khi tín đồ cầu nguyện, những người được cầu nguyện đều được chữa lành. Dĩ nhiên là không có cách nào để y học xác nhận được những lần chữa bệnh này, song những người trong làng tin là các điều này thật đã xảy ra.
Khi tìm hiểu Cơ Ðốc Giáo tại Trung Quốc, thật khó mà không nghe cái câu chuyện về việc chữa lành bệnh. Nhiều lúc, người kể lại các câu chuyện này là người được chữa lành, vì vậy đó là những lời tự thuật từ kinh nghiệm riêng. Có lúc những người vừa trở nên tín đồ kể về chuyện của cha mẹ anh chị em của họ được chữa lành các bệnh thể xác cũng như tâm thần sau khi được cầu nguyện. Các câu chuyện chữa bệnh này rất phổ biến trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa vào thập niên 1970 và 1980 trong thời điểm mà việc nhóm họp thờ phượng rất nguy hiểm.
Làng Guan, trong nhiều năm là nơi tạm dừng chân của các nhà truyền giáo và giáo sư lưu hành, ngay cả trong thời Cách Mạng Văn Hóa họ đi giảng một cách kín đáo trong vùng quê Trung Quốc. Các người này lưu lại nhà các tín đồ một vài ngày, giảng dạy, làm chứng, đôi lúc còn làm Báp-têm cho những tín hữu mới. Rồi họ đi đến các làng khác, một loạt các nhà truyền giáo thầm kín đi khắp tỉnh Hà Nam và đến các tỉnh khác.
Một người nổi tiếng nhất trong đám các nhà truyền giáo này là ông Lý Thiên Ân, một vị giáo phụ đã được giới thiệu trong chương trước. Khi được thả ra sau khi bị bắt lần thứ nhất vào tù tại trại lao động vào năm 1970, ông Lý đi khắp các tỉnh Hà Nam để huấn luyện một thế hệ lãnh đạo mới. Ông thường ở lại nhà các tín hữu tại huyện Phương Thành, huấn luyện 20 người một lần, rồi đi đến các huyện, tỉnh khác để tiếp tục dạy dỗ. Thật khó dò được ảnh hưởng của ông Lý trong công tác đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Nhờ chí kiên quyết và lòng trung thành khi ông đi từ nơi này đến nơi khác để giúp đào tạo cho một thế hệ các Trưởng thượng mới này. Ðây là những nhà lãnh đạo trẻ cho các mạng lưới tư gia lớn nhất.
Hàng ngàn người tích cực tham gia các cuộc huấn luyện lãnh đạo tại một địa điểm trong làng vào năm 1974, con số có thể lên đến 4,000. Sự phát triển về con số của các người Tin Lành tại huyện Phương Thành là một “vấn đề” cho các nhà lãnh đạo Ðảng của huyện. Vào các thập niên 1980 cán bộ Ðảng gọi huyện Phương Thành là “Ô Giê-su” và vấn đề phát triển Tin Lành nhanh chóng được gọi là “Con Sốt Cơ Ðốc Giáo” (Christianity Fever).
Vào đầu thập niên 1980 phong trào Phương Thành và các mạng lưới Hội Thánh tư gia khác đã phát triển một chương trình truyền giáo. Họ huấn luyện các bạn trẻ, một số dưới 20 tuổi, một số là tín đồ mới chỉ trong vòng vài tuần đã phái họ đi ra từng hai người một. Họ đi khắp Trung Quốc. Các toán này được gửi đến làm chứng tại nhiều nơi, họ đến với bà con của họ trước. Trương Dung Lương một trong những người trưởng thượng có uy tín giải thích cho tôi khi tôi gặp ông ta lần đầu tiên tại (3) Trịnh Châu vào tháng 8 năm 1998. “Họ được dạy để làm chứng cho mọi người. Họ không bỏ qua một người nào trên đường mà không chia xẻ Phúc Âm trong suốt hành trình của họ.” (4)
Dĩ nhiên, có lúc bọ bị báo cáo và chính quyền bắt. Có lúc bị tù, đánh đập và tra tấn. Nhưng những kinh nghiệm này không làm cho họ nản chí. Vào đầu thập niên 1990 nhóm thông công Phương Thành đã gửi nhiều toán truyền giáo đến 30 tỉnh thành, kể cả các thành phố lớn tại Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh. Số tín hữu trong mạng lưới này lên đến 5 triệu theo lời kể của ông Trương. Trong nhiều vùng thôn quê, bác sĩ và dược sĩ báo cáo với chính quyền về hoạt động của các thanh niên này. Các bác sĩ than phiền là việc bán thuốc giảm thiểu khi nhiều người trong làng tin Chúa, theo lời của một nhà lãnh đạo của một cơ quan Cơ Ðốc tại Hồng Kông.
Cơ cấu tổ chức của thông công Phương Thành không chặt chẽ lắm vì họ không thể nào có một văn phòng nhất định ở một chỗ nào lâu vì họ có thể bị công an ráp. Nhưng huyện Phương Thành vẫn là “Bết-lê-hem của phong trào” và cộng đồng của các tín hữu ở đây được gọi là “Hội Thánh Mẹ” theo như lời của ông Trương.
Trương Dung Lương (Zhang Rongliang)
Trương Dung Lương là một trong các trưởng thượng lãnh đạo nổi tiếng nhất tại Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, ông là người lãnh đạo của Liên Hữu Phương Thành. Ông là người được Lý thiên Ân đào tạo. Ông Trương sinh ra tại vùng núi đồi làng Sun Lu Zhuang tỉnh Hà Nam. Ông nội của ông là một tín đồ và ông rất ấn tượng về lòng tốt của ông nội mình. Trương trở thành tín đồ vào năm 1963 trước khi ông lên 13 tuổi. Vì cớ địa thế hẻo lánh vùng quê của gia đình ông, việc nhóm họp thờ phượng tương đối an toàn, song hoàn cảnh này hạn chế việc học vấn của ông. Dầu Trương là người rất thông minh và đọc nhiều, song ông chỉ có một vài năm học tiểu học.
Trương là một người làm việc cần cù trong làng, và làng này chịu trách nhiệm về gia đình của ông, thật ra ông được nhận vào Ðảng Cộng Sản làm đảng viên vào năm 1969. Ðức tin Cơ Ðốc của ông là điều bí mật lúc bấy giờ. Nhưng trong năm 1974, khi Zhang Chunggiao một trong bốn người trong “Ðồng Bọn Bốn Tên” tạo áp lực trên các đồng minh của ông để loại bỏ những người chống lại cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Quốc, họ nhắm đặt biệt vào Liên Hữu Phương Thành. Nhiều cố gắng áp lực cho tín hữu bỏ đạo, một số người bị bắt sau được thả. Nhưng Trương từ chối áp lực của họ và bị công an đánh. Tay ông bị còng sau lưng, công an dùng gậy đập vào đầu ông và nhiều nơi trên người ông. Song ông từ chối không chịu bỏ đạo và tiết lộ chi tiết và chỗ ở của các tín hữu khác.
Bị tố là hoạt động “Chống cách mạng dưới chiêu bài tôn giáo”. Năm 1974 Trương bị kết án 7 năm khổ sai tại trại lao động Xihua, tỉnh Hà Nam. Khi đã vào trại, ông còn mạnh mẽ và tích cực hơn trong công tác giảng đạo. Ông được đề cử làm trưởng đội của nhóm làm nông trong trại và được giao trách nhiệm tìm người mới đến trại tham dự đội ngũ của mình. Các tội phạm thường tìm đến các tội phạm để làm việc chung, những người “phản cách mạng” tìm các người phản cách mạng là những người họ có thể làm việc thoải mái chung với nhau. Khi một người có tên là Phùng Giang Quốc cho biết tội của ông là “phản cách mạng đội lốt tôn giáo”. Trương liền mới anh vào nhóm. “Anh có phải là anh Phùng không?” Anh nói nhẹ vào tai của anh Phùng khi anh vừa đến. Hai người biết tiếng của nhau trong vòng các nhà lãnh đạo Cơ Ðốc tại tỉnh nhưng chưa bao giờ gặp nhau. Trương bảo Phùng, “đem giường đến phòng tôi ở chung với tôi.” Hai người sau này trở thành bạn thân.
Hai người tiếp tục hoạt động, thiết lập Hội Thánh tư gia trong vùng quanh trại giam. Vào năm 1980 khi ông được thả, ông được nhiều người công nhận là một nhà lãnh đạo có tài và nhiều kinh nghiệm trong mạng lưới Phương Thành. Trương là một người cao trung bình, với mái tóc dày và đen đôi lúc không chải. Ông cười một cách dễ dàng và có khả năng làm bớt căng thẳng trong những hoàn cảnh khó khăn trong đời sống cá nhân và tổ chức. Ông thích ngồi dưới đất hoặc trên ghế, chân xếp lại, điện thoại di động của ông rung liên tiếp. Vợ ông nhiều tuần không gặp ông khi ông đi giảng dạy. Ông khuyến khích con trai của ông là Trương Duy Minh dành nhiều thì giờ với ông. Duy Minh đang học cách trở thành một Mục sư tư gia.
Trương Dung Lương (Zhan Rongliang) dễ giận. Một số người trong Liên Hữu Phương Thành chỉ trích ông là thiếu học và thiếu kiến thức Kinh Thánh. Ông trung thành với các bạn và người đồng đội trong phong trào Hội Thánh tư gia tại Trung Quốc, và điều này đã giúp giữ phong trào tốt đẹp nên không có thể đổ vỡ. Cùng lúc, điều này làm cho ông có vẻ thiên vị, một chỉ trích mà các người lãnh đạo trẻ thường nêu ra trong Liên Hữu Phương Thành.
Thật khó tìm được người nào có khải tượng và khả năng truyền giáo cho nước của mình, và cũng có khải tượng biến Trung Quốc thành một nước gửi giáo sĩ đi truyền giáo hơn là Michael Xu (không phải là tên thật của anh), một người được giáo dục tại Hoa Kỳ và hiện làm việc toàn giờ tại một tỉnh phía Nam để giúp các Hội Thánh tư gia. Xu đã gặp Trương và tất cả các nhà lãnh đạo chính, và anh đã nói: “Trương là một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn của Hội Thánh Trung Quốc. Trong các nhà lãnh đạo của 5 nhóm chính, ông là người trưởng thành nhất, khôn ngoan nhất và cũng là dễ chịu (Tolerant) nhất. Ông có ảnh hưởng trên mọi người. Ông là người mà mọi nhà lãnh đạo đều ngưỡng mộ.”
Từ ngày ấn bản thứ nhất của sách này ra đời, Trương bị bắt và bị kết án 7 năm rưỡi tù vào tháng 7 năm 2006. Chi tiết của việc bắt, giam giữ và kết án được kể lại trong chương 16. Chương này ghi lại các phát triển từ khi cuốn sách này được in ra.
Bài Mới
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.
Comments (1)