Thư Viện Tin Lành: Trang Nhà » Kiến Thức » Chúa Giê-xu Tại Bắc Kinh – Chương 4.c

Chúa Giê-xu Tại Bắc Kinh – Chương 4.c

jib

PHONG TRÀO TÁI SINH (Born Again Movement)

Cũng giống như Trương Dung Lương, Từ Dung Trạch cũng là một môn đệ của Lý Thiên Ân và sau này vào năm 1997 trở thành nhà lãnh đạo của một nhóm Cơ Ðốc.  Vào cuối thập niên 90, nhóm của ông Trương đã trở thành cốt lõi của mạng lưới có thể là lớn nhất tại Trung Quốc, và cũng là mạng lưới tiếng tăm nhất gọi là Phong Trào Tái Sanh, còn gọi là Phong Trào Toàn Vẹn hoặc Phong Trào Lời Sự Sống.

Từ Dung Trạch (Peter Xu)

Peter Xu, ông được nhiều người biết đến, sinh vào ngày 6 tháng 10 năm 1940 tại tỉnh Hà Nam.  Người tin Chúa đầu tiên trong gia tộc của ông là ông bà nội của ông, người đã cầu nguyện cho ông khi ông sinh ra để sau này ông trở thành một nhà lãnh đạo Cơ Ðốc (lúc đó ông không ở nhà).  Thật ra, theo Từ Song Linh em của ông, lúc 5 tuổi ông có một khải tượng về Ðức Chúa Trời và lúc lên 6 tuổi ông đã có một hoài bão đi giảng Phúc Âm.  Ý thức này trở nên mạnh mẽ khi một giáo sĩ Thụy Ðiển, khi sắp rời Trung Quốc cùng với các giáo sĩ khác vào năm 1950, đã nói với ông “Ai sẽ lo cho Hội Thánh tại Trung Hoa”, ông muốn nói là điều gì sẽ xảy ra cho các tín hữu Trung Quốc khi Cộng Sản nắm quyền.

Ông tự đi đến nhà thờ Tam Tự tại Datong, tỉnh Sơn Tây (Shanxi) tại đó ông theo học ngành kỹ sư cơ khí tại một trường chuyên nghiệp.  Trong giờ rảnh, ông tổ chức một câu lạc bộ đọc sách tại trường, cố gắng giúp cho sinh viên đọc Kinh Thánh và học biết về Cơ Ðốc Giáo.  Nhưng khi chiến dịch gọi là “Bốn sạch” bắt đầu vào năm 1963 (ba năm trước cuộc Cách Mạng Văn Hóa), cán bộ hỏi cung ông liên tiếp 40 ngày, có lúc bắt ông đứng liên tiếp 17 giờ.  Dầu bị nghi ngờ, Tự không đối đầu với thách thức lớn cho đến khi Cách Mạng Văn Hóa xảy ra khi đó ông bị quản thúc tại gia vào năm 1967.  Vì áp lực tăng và ông có thể gặp nguy hiểm bị bắt hoặc bị đày, ông và vợ ông ban đêm trốn về nhà cha mẹ ông ở tỉnh Hồ Bắc.  Nhưng ông không ở đó được lâu vì chính quyền Datong quyết tâm tìm ông như là một người chống đối cách mạng.

Ông Từ bắt đầu kiếm sống bằng cách giao vật liệu xây dựng trong khi ông giảng dạy bí mật.  Ông gặp Lý Thiên Ân và theo bà chị của ông, ông chứng kiến nhiều phép lạ.  Bắt đầu năm 1978 ông trở thành một nhà lãnh đạo và truyền giáo quyền năng tại Hà Nam và nhấn mạnh điểm khác hơn Trương Dung Lương, Phùng Giang Quốc và những người khác.  Ông nghĩ trong các hồ hởi về các phép lạ đang xảy ra, các mạng lưới Hội Thánh tư gia tại Trung Quốc chưa làm đủ trong công tác môn đệ hóa và phát triển đời sống vững mạnh cho các tân tín hữu, mà theo ông là thật lòng chú tâm đến việc ăn năn và lối sống đạo đức.  Phong Trào Tái Sanh bắt đầu xuất hiện như là một nhóm Tin Lành hùng mạnh vào thập niên 1980.

Phong trào này lớn mạnh nhanh vì những người theo ông Từ luôn luôn được nhắc nhở về bổn phận phải gia tăng các cố gắng truyền giáo.  Họ còn được khích lệ làm một điều khác: tham dự các buổi tỉnh nguyện  tại đó họ khuyến khích xưng tội của mình.  Chẳng bao lâu người ta cho việc mọi người khóc tại các buổi tĩnh nguyện này như là dấu chỉ của công việc Ðức Thánh Linh trong đời sống của họ.  Tôi phỏng vấn ông Từ tại California vào mùa hè năm 2002 và bà em của ông vào tháng 8 năm 1998 tại Bắc Kinh.  Cả hai đều xác nhận là khóc không được xem như là một đòi hỏi của sự cứu chuộc.  Nhưng những người lãnh đạo cấp dưới của Phong Trào Tái Sanh nhấn mạnh việc khóc cho nên người ngoài nhóm tin là khóc đã trở thành một giá trị thần học.  Nhóm này được nhiều người tại Trung Quốc biết đến như là “người khóc”.  Ngay cả giáo phụ Samuel Lamb một nhà lãnh đạo Hội Thánh tư gia tại Quảng Ðông là người biết rất nhiều về bách hại mà Phong Trào Tái Sanh đã chịu, nói một cách xác quyết vào năm 2002 là “Từ là một đạo giả”.  Vào giữa thập niên 1990, phong trào Tam Tự và công an Trung Quốc chính thức gọi phong trào này là đạo giả, và một chiến dịch được tung ra cả nước để làm mất uy tín nhóm này và bắt ông Từ.

Dầy vậy ông Từ không bị một lãnh đạo khác gọi là đạo giả.  Ðó là ông Lý Thiên Ân và các Trưởng thượng khác trong nhóm.  Trương Dung Lương rất kính nể ông và đã có lúc làm việc rất thân với ông Từ khi các trưởng thượng lãnh đạo cố gắng xây dựng phong trào Hội Thánh tư gia thành một tổ chức thống nhất quốc gia.  Nhìn chung, không mạng lưới nào trong các mạng lưới tư gia có ý thức gì về vấn đề “đứng đắn” của các hoạt động của họ tại Trung Quốc cho đến đầu thập niên 1980.  Khi liên hệ với các nhóm ngoại quốc tăng dần và sự khác biệt về giáo lý cũng như quản trị tài chánh trở thành vấn đề.  Một số tín hữu Trung Quốc nói là các phong trào Hội Thánh tư gia tại Trung Quốc bắt đầu thành lập “hệ phái” vào đầu thập niên 1980.  Có lẽ đó là một phóng đại, nhưng nó phản ảnh những lo lắng của một cộng đồng Cơ Ðốc hiệp một của các tín hữu trong hai thập niên đã bị chính quyền bách hại, nhưng ngày nay lại phải đương đầu với các vấn đề chia rẽ hơn là hiệp nhất các tín hữu.

TÌM CHỖ ÐỨNG CHUNG

Vào giữa thập niên 1990, lãnh đạo của các phong trào, đặc biệt là phong trào Phương Thành và Tái Sanh nhận thấy cần tìm một chổ đứng chung.  Lãnh đạo của các mạng lưới phong trào khác nhau họp lại nhiều lần từ năm 1996 đến năm 2000 để giải quyết các sự khác biệt về lý tưởng và nhân cách cũng giống như thời kỳ La Mã trong thời kỳ đầu tiên của Hội Thánh trong vùng Ðịa Trung Hải, những khác biệt về thần học phần lớn trở thành sự ngăn trở cho sự hiệp một hơn là chống đối về nhân cách.

Trong buổi họp đầu tiên tại Hà Nam vào năm 1996, có các đại diện từ các Liên Hữu Phương Thành, Ðường Hà, Tái Sanh và hai mạng lưới lớn từ tỉnh An Huy (được gọi một cách kính nể là Lixin và Yinshang).  Cũng có đại diện của một phần mạng lưới “Ðàn Chiên Nhỏ,” kết quả chức vụ của Nghê Thác Thanh (Watchman Nee) bây giờ thường được gọi là những người “La hét” tham dự.  Những người “La hét” này được gọi như vậy là theo thói quen họ khuyến khích hội chúng la hét trong lúc thờ phượng hoặc có khi bị hăm dọa, họ la lên “Giê-su là Chúa”.  Những người “La hét” này không được tiếng tốt về thần học của họ khi một số đông người theo Lý Thường Thụ (Witness Lee), một đồ đệ của Nghê Thác Thanh, từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc dạy giáo lý Ba Ngôi không được chính thống lắm.  Chính quyền Trung Quốc gọi họ là một “tôn giáo xấu” (tương tự như, nhưng không bằng chữ đạo lạc) vào năm 1980 và bắt bớ họ dữ tợn.  Sự hiện diện của nhóm “La hét” làm cho những người hiện diện không vui lòng, đặc biệt là lãnh đạo các nhóm ân tứ Phương Thành, Ðường Hà và An Juy.  Các người “La hét” này cuối cùng bị các lãnh đạo khác loại ra.

Yêu Cầu Chung

Vào năm 1998, một chục đại diện của các nhóm (ngoại trừ “la hét”) song cũng gồm đại diện các nhà thờ tư gia tại Ôn Châu, tỉnh Triết Giang họp lại tại một nhà an toàn ở ngoại ô của Trịnh Châu, thủ đô của Hà Nam.  Trương Dung Lương đã đứng ra tổ chức buổi họp này, ông ta là người cổ võ cho các cuộc họp này vì ông có cái nhìn rộng rãi về những gì được xem là Chính Thống của Cơ Ðốc Giáo hơn tất cả lãnh đạo các nhóm khác.  Ông cũng mời hai phóng viên Hoa Kỳ đến chứng kiến buổi nhóm này, tôi và Mark O’Keefe của tờ báo The Oregonian.  Chúng tôi được một người Trung Hoa làm việc với các nhóm Tin Lành tại Trung Quốc bảo đảm.  Anh ta có nhiều liên hệ tại Hoa Kỳ và biết chúng tôi.

Chúng tôi được một chiếc xe van chở từ khách sạn ở Trịnh Châu đến nhà an toàn.  Tất cả cửa sổ của chiếc xe van được che kín.  Chúng tôi ở trọn ngày với nhóm này xem họ thờ phượng, ăn trưa với họ, chụp hình và hỏi họ nhiều câu hỏi về đời sống hội thánh tư gia tại Trung Quốc.  Chỉ có một người không cho chúng tôi chụp hình đó là Từ Dung Linh, anh ta có một người em, Từ Song Sê đang bị án ba năm tù.

Ðến cuối ngày, ông Trương đưa cho tôi một bài viết tay, một tài liệu lịch sử quan trọng mà ông và các nhà lãnh đạo Hội Thánh tư gia khác muốn phát hành tại Tây Phương, và sau đó chuyển về Trung Quốc.  Tài liệu đó là “kêu gọi chung của các nhánh thuộc Hội Thánh tư gia tại Trung Quốc. (Xem phụ lục A).  Bản này đã được hoàn tất vào ngày 22 tháng 8, 1998 (song chưa chính thức ký) tại Trịnh Châu.  Tài liệu ngắn này kêu gọi chính phủ Trung Quốc “thừa nhận quyền tể trị của Ðức Chúa Trời,” chấm dứt bách hại tín đồ Hội Thánh tư gia, thả tất cả các tù nhân từ các giáo phái khác nhau đang bị tù.  Những người này bị bắt trong các chiến dịch càn quyét các nhà thờ không đăng ký, đổi định nghĩa danh từ “tà đạo” (Cult) từ ý nghĩa dành cho những nhóm người nào không đăng ký với phong trào Tam Tự qua một định nghĩa khác đã được thế giới công nhận, chấm dứt những tấn công các Hội Thánh tư gia, và chấm dứt cho rằng Cơ Ðốc nhân tại Trung Quốc chỉ được Phong Trào Tam Tự đại diện.  Ðiều đặc biệt là phần thứ ba đề cập đến ước đoán con số tín hữu Cơ Ðốc tại Trung Quốc.  Phần này nói:

–    Có khoảng 10 triệu tín hữu thuộc các Hội Thánh Tam Tự, nhưng có 80 triệu tín hữu nhóm tại các nhà thờ thuộc các Hội Thánh tư gia.  Vì vậy chính phủ nên đối đầu với thực tế.  Nếu Ðài Loan với con số 22 triệu dân không thể đại diện Trung Quốc, nhưng Trung Quốc với dân số 1.2 tỉ mới có thể đại diện được.  Vì vậy Giáo Hội Tam Tự không thể đại diện toàn thể Giáo Hội Cơ Ðốc tại Trung Quốc được.  Giáo Hội Tam Tự chỉ là một nhánh.  Ngoài ra, về phương diện thuộc linh, Giáo Hội Tam Tự có nhiều điều sai trật, chính phủ nên hiểu rõ điều này. (8)

Phàn nàn của lời Kêu Gọi Chung về những điểm “sai trái” (có nghĩa là thần học tự do của Phong Trào Tam Tự) có rất nhiều ý nghĩa vì cớ tài liệu này bày tỏ mối bất đồng với chính phủ, khi họ có khuynh hướng gọi những nhóm nào không tuân phục Hội Thánh Tam Tự là “tà đạo.”  Thật ra, điều thứ hai trong bản Kêu Gọi bênh vực nhóm “La hét”, chỉ trích chính quyền đã dùng từ này để chỉ Hội Thánh địa phương của Nghê Thác Thanh.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền hợp pháp thả tất cả các tín hữu đang bị tù trong các trại cải tạo không điều kiện.  Những người này gồm có các tín hữu Trưởng Lão (những người này tin rằng khi người nào đã được cứu thì luôn luôn được cứu), tín hữu Hội Thánh Ân Tứ, hội thánh địa phương thường bị gọi là nhóm “La hét”, Hội Thánh Con Ðường Sự Sống (còn gọi là Hội Thánh Toàn Vẹn, Phong Trào Tái Sanh), Hội Thánh Ðàn Chiên Nhỏ, Hội Thánh Ngũ Tuần, Hội Thánh Lu-tơ-ran không theo các Hội Thánh Tam Tự, và Hội Thánh Báp-tít.  Tất cả phải được thả khỏi tù nếu họ là Cơ Ðốc nhân chính thống, được các Giáo Hội quốc tế thừa nhận.  Những người này bị tù vì cớ Phúc Âm. (9)

Ðiều này bày tỏ là các nhà lãnh đạo Hội Thánh tư gia xác nhận sự xuất hiện của những nhóm tương tự như các giáo phái Bắc Mỹ, Âu Châu.

Khi trở về Mỹ, ông Mark O’Keefe fax Bản Yêu Cầu Chung đến văn phòng của Phong Trào Tam Tự tại Thượng Hải.  Sau đó, vì là một phóng viên giỏi, ông gọi Phong Trào Tam Tự xem thử họ đã nhận được chưa và họ có bình luận gì.  Họ cho ông biết họ nhận được rồi song còn bình luận thì họ không có.  Có lẽ họ nghĩ là nếu họ làm ngơ như là các Hội Thánh tư gia không có mặt, vấn đề có thể biến đi.

Một Hiến Chương Cơ Ðốc?

Vào tháng 11, 1998, một tài liệu nữa quan trọng hơn được đưa ra sau hai ngày bàn luận sôi nổi.  Ðây là cao điểm sau hai năm bàn luận của các nhà lãnh đạo các nhóm tư gia (dĩ nhiên ông Trương là trọng điểm) và vấn đề căn bản là: Chúng ta có thể đồng ý như thế nào về nền tảng đức tin Cơ Ðốc?  Tài liệu này được ký và phát hành bởi đại diện của bốn mạng lưới tư gia (Phương Thành, Ðường Hà, Tái Sanh và An Huy).  Tài liệu được gọi là “Tuyên Xưng Ðức Tin (xem mục lục B).  Lập tức nó được các Hội Thánh tư gia khắp Trung Quốc cũng như một số mục sư các Hội Thánh Tam Tự bất mãn với thần học và cách tổ chức của Giáo Hội chấp nhận.  Có thể nói người giúp thực hiện tài liệu này là Dr. Jonathan Chao, nhà sáng lập và chủ tịch của China Ministries International (Tổ Chức Mục Vụ Trung Hoa Quốc Tế) và Giám Ðốc của tổ chức Christianity and China Research Center (Trung Tâm Nghiên Cứu Cơ Ðốc Giáo và Trung Quốc), Taipei, Taiwan.  Ông sinh ra tại Trung Quốc và đã về lại Trung Quốc nhiều lần từ năm 1970 cho đến khi ông qua đời vào tháng Giêng năm 2004.  Ông thường đi lại Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Ðài Loan nghiên cứu tình hình Cơ Ðốc Giáo từ ngọn nguồn.  Theo lời yêu cầu của các Hội Thánh tư gia, ông giúp họ hoàn thành thần học của họ và chương trình giảng huấn.

Bản Tuyên Xưng Ðức Tin này có giá trị lịch sử với nhiều khía cạnh.  Trước nhất nó bày tỏ một cách rõ ràng là các mạng tư gia chính về phương diện thần học hoàn toàn chính thống và không giải thích các giáo lý một cách kỳ lạ hoặc tà giáo.  Thứ hai, Bản Tuyên Xưng còn bàn về một số giáo lý của các tà đạo (cults) đã xuất hiện tại Trung Quốc, đặc biệt là giáo lý của Tia Sáng Miền Ðông.  Thứ ba, tài liệu này khôn khéo bàn về những vấn đề gai góc của các nhóm Tin Lành trên thế giới, một là cách giải thích lối thờ phượng và cầu nguyện của các nhóm ân tứ.  Hai là giáo lý về thời kỳ sau rốt và sự trở lại của Chúa Cứu Thế.

Lời dẫn nhập của Bản Tuyên Xưng có giọng giống như là Hiến Pháp Hoa Kỳ, Bản tuyên xưng bắt đầu:

-Ðể tiến đến một nền tảng chung cho các Hội Thánh tư gia tại Trung Quốc và để thiết lập nền tảng chung hầu phát huy sự hiệp một trong vòng các Hội Thánh tại Trung Quốc và Hải Ngoại, để giúp cho chính quyền và nhân dân Trung Quốc biết rõ về đức tin của chúng tôi, để phân biệt chúng tôi với các đạo lạc và tà giáo. (10)

Các phần tiếp theo của Bài Tuyên Xưng giống như các tuyên xưng của thần học Tin Lành, song nó bày tỏ tính cách uyển chuyển về cách các tín hữu Cơ Ðốc nhìn những vấn đề được bàn cãi như kinh nghiệm ân tứ và sự tái lâm của Chúa Giê-su.  Chẳng hạn về vai trò của Ðức Thánh Linh, Tuyên Xưng không chấp nhận sự dạy dỗ của các tín đồ Tin Lành (đặc biệt là các nhóm Báp-tít thủ cựu) cho rằng các ân tứ của Thánh Linh (chẳng hạn nói tiếng mới) đã biến mất sau thế kỷ thứ nhất.

Về mặt khác, Bản Tuyên Xưng cũng chống lại các xác nhận của các nhóm Ngũ Tuần cho rằng một người không được cứu nếu người đó không nói tiếng mới.

Chúng tôi không tin là các dấu kỳ, phép lạ đã biến mất và các ân tứ của Thánh Linh không còn sau thời kỳ Các Sứ Ðồ.  Chúng tôi không cấm nói tiếng mới và chúng tôi cũng không đòi hỏi tín hữu nói tiếng lạ, chúng tôi cũng không cho rằng nói tiếng mới là dấu hiệu của sự cứu rỗi. (11)

Bản Tuyên Xưng hoàn toàn chấp nhận quan điểm tiền thiên hy niên về sự tái lâm của Chúa Giê-su, (12) dầu nó không xác nhận rõ ràng các vấn đề như cất lên hoặc đại nạn, song nó xác định rõ ràng là khi Chúa đến, Ngài sẽ lập một ngàn năm cai trị cùng với các thánh đồ, có nghĩa là những tín đồ được chọn lựa cai trị với Ngài trong một ngàn năm vì họ đã chịu bắt bớ vì đức tin trên đất này.  Rõ ràng là quan điểm tiền thiên hy niên của sự tái lâm được hầu hết các tín hữu Hội Thánh tư gia tại Trung Quốc chấp nhận.  Còn đối với Phong Trào Tam Tự, họ không dám đề cập đến vấn đề tái lâm một cách rõ ràng.  Nói cho cùng, nếu Chúa Cứu Thế trở lại, thì lý thuyết Mác-lê sẽ trở nên sai lầm.

Các nhà lãnh đạo Hội Thánh tư gia bắt đầu hoạt động để tìm sự hiệp một, họ tự gọi mình là Thông Công Si-nim.  Chữ Si-nim được lấy từ sách Ê-sai 49:12.  Câu Kinh Thánh này được các nhà giải kinh cho là đề cập đến nước Trung Quốc.  Ngay cả sau khi Bản Tuyên Xưng được đưa ra, sự hiệp một cũng không được thực hiện dễ dàng.  Thông Công Si-nim họp tại nhiều nơi khác nhau trong Trung Quốc, đôi lúc với các đại diện các Liên Hữu, và đôi lúc với sự giúp đỡ của Tấn Sĩ Jonathan Chao.  Ðiều người ta thấy rõ ràng là Trương Dung Lương có một quan điểm cởi mở hơn về những điều gì tạo thành đức tin chính thống hơn là những nhà lãnh đạo khác.  Vào năm 2002, nhóm “La hét” không còn ở trong Thông Công Si-nim vì ông Từ Dung Trạch không còn ở Trung Hoa nữa, và Phong Trào Tái Sanh bị loại ra ngoài.  Tên được đổi từ Si-nim thành Shen Zhou, một tên cổ của Trung Quốc được sử dụng lại để Cơ Ðốc nhân có thể giải thích quá khứ của Trung Quốc, như chúng ta sẽ thấy về sau này.

Một số các trưởng thượng này vào khoảng 2000-2002 có cơ hội đi ra khỏi Trung Quốc để thăm viếng Giê-ru-sa-lem, Hoa Kỳ, Singapore và Hồng Kông.  (Hồng Kông từ năm 1997 đã được đặt dưới quyền của Trung Quốc, song vẫn được giới cầm quyền cho là “quốc tế” đối với các người Trung Quốc du lịch hải ngoại).  Họ giảng tại các đại hội, cầu nguyện với các tín hữu nhiều quốc gia khắp thế giới, và thảo kế hoạch truyền giáo của Trung Quốc cho các thập niên đến.  Họ bàn cãi với nhau, giải hòa, vật lộn với nhiều vấn đề làm sao có thể liên hệ với nhau và các phong trào nối kết với nhau như thế nào.  Ðiều cảm động là tình bạn của họ đã phát triển qua các cuộc bách hại tàn nhẫn trong tù vẫn còn tốt đẹp.  Trương vẫn liên lạc với Từ đang ở tại Hoa Kỳ, con của ông Từ hiện đang sống tại Phi Luật Tân, vẫn giao tiếp vui vẻ với các trưởng thượng tại Trung Quốc.  Rất tiết là Thông Công Si-nim hình như đã tan vỡ vào năm 2004 một phần cũng vì một số các nhà lãnh đạo không thể bỏ qua các sự khác biệt về giáo lý lãnh đạo đã chia rẽ các nhóm tư gia.

Các trưởng thượng trong Hội Thánh tư gia chưa trở thành các giáo phụ, và có thể họ không bao giờ trở thành được.  Nhưng họ là những con người anh hùng trong quá trình phát triển của Cơ Ðốc Giáo Trung Quốc từ một nhóm người yếu hèn còn sót lại đến một thiểu số mạnh mẽ đáng kể.

Chú thích

(1)        Tứ Xuyên được công nhận là tỉnh đông dân nhất tại Trung quốc, nhưng khi chính quyền trung ương biến thành phố lớn nhất của tỉnh là Chong Ging thành một thành phố tự trị, nên dân số còn lại không đủ để giữ danh hiệu đó.  Hà Nam bây giờ là tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc.

(2)        Bó chân là một tập tục Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10 để làm cho chân ngắn hơn.  Ðiều này làm cho người con gái quyến rũ hơn.  Cách bó chân là bẻ các ngón chân xuống làm cho xương bàn chân gẫy rồi sau đó dùng vải bó bàn chân lại.  Ðiều này gây nhiều đau đớn khi bắt đầu lúc các em gái còn trẻ.  Các em có thể bắt đầu lúc 4 tuổi, điều này làm cho các em không thể làm gì được, đặc biệt các hoạt động đòi hỏi đi bộ.  Cách đi bộ do việc bó chân gây ra được xem là yểu điệu quyến rũ.

(3)        Tôi gặp ông với nhà báo Mark O’Keefe của tờ báo The Oregonian.

(4)        Trương Dung Lương trong cuộc đàm thoại với tác giả.  Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, 20 tháng 8,1998.  Số ghi 377,106.

(5)        Ðàm thoại với tác giả vào tháng 6,2002.

(6)        Xin Liaoyuan trong cuộc đàm thoại với tác giả, July 16,2002.  Số ghi 242, 64-65

(7)        Như trên

(8)        Xem phụ lục B

(9)        Như trên

(10)  Tiền Thiên Hy Niên là giáo lý cho rằng khi Chúa Christ trở lại lúc Ngài tái lâm, Ngài lập nền cai trị trên đất 1000 năm.  Ðây là cách giải thích các biến cố tận thế phổ thông nhất trong vòng các người Tin Lành thuần túy trong hơn một thế kỷ qua.  Các sách như sách The Late Great Planet Earth của Hal Lindsey và các cuộc Left Behind của Tim LaHaye và Jenkins đều theo cách giải thích Tiên Thiên Hy Niên của sự tái lâm.

 

Leave a Comment

You must be logged in to post a comment.

©2012-2023 by Thư Viện Tin Lành

Scroll to top