Thư Viện Tin Lành: Trang Nhà » Kiến Thức » Chúa Giê-xu Tại Bắc Kinh – Chương 9.a

Chúa Giê-xu Tại Bắc Kinh – Chương 9.a

jibChương Chín

JERUSALEM CỦA TRUNG QUỐC

Ðại hội về Hồi giáo tại Ý rất đặc biệt nhưng ngoài thành phố còn đặc biệt hơn, cảnh tuyệt đẹp của thành phố Florence.  Tôi đi dạo ngoài công viên Piazza della Signorina và vùng phía trước lâu đài  Palazzo Vecchio.  Rồi tự nhiên tôi nhận thấy trong khung cảnh tuyệt diệu của Ý trong thời kỳ Phục hưng là những người Tin Lành từ Ôn Châu làm việc rất cực nhọc và rất thành công.  Họ là các nhà buôn lẻ.  Ðứng trước các bàn nhỏ phía trước lâu đài Palazza Vecchio, bên cạnh những người Nigerian bán đồ gỗ khắc và bên cạnh các người Albanians bán hộp quẹt là một phụ nữ Trung Quốc đẹp vào khoảng 30 tuổi với khăn choàng lụa trên cổ.

“Từ Ôn Châu”

“Cô có phải là tín đồ Tin Lành không?”

“Phải”

“Bao nhiêu người buôn bán ở đây?”

Chị cho tôi biết chị là một trong số 25 người Tin Lành sống tại Florence và chuyên bán hàng lẻ.  Chị bận rộn đi đến một nơi khác và không đủ thời giờ để tiếp tục câu chuyện.

NHỮNG NGƯỜI LANG THANG TỪ ÔN CHÂU

Hai năm sau, tôi đang ngồi tại một quán ăn ngoài trời trên đường Via Cortes Catalenas tại Barcelona nhấm nháp một ly rượu vang sau một Ðại hội khác, Ðại hội lần này dành cho báo chí.  Câu chuyện đưa đến những người di dân người ta thấy khắp Tây Ban Nha, đặc biệt là tại Barcelona.

“Cá tiền hay không.  Tôi thốt ra trong bóng tối: “Tôi bảo đảm với các anh là trong vòng 15 thước từ các Ðại giáo đường đến Âu Châu, các anh sẽ thấy các tín đồ Tin Lành từ Ôn Châu đang bán một cái gì?

“Ðược rồi”, mọi người đều buồn cười với câu nói quả quyết của tôi.  “Tại sao các anh không đi tìm hiểu xem?”

Ngày hôm sau, vào khoảng 10 giờ tôi lại gần cửa phía Tây của Ðại giáo đường Le Seu.  Một giáo đường được xây từ thế kỷ 13.  Có hai anh em người Hoa đang chơi nhạc cổ điển guitar.  Trong đám du khách buổi sáng Chúa Nhật là một phụ nữ người Hoa cao đang bán CD.

“Chị có phải từ Ôn Châu không?”

“Chị có phải là tín đồ Tin Lành không?:

Chị là tín đồ Tin Lành và hai người chơi guitar là bạn của chị, cả hai đã tốt nghiệp âm nhạc chuyên về guitar tại Bắc Kinh và hiện đang theo học tại Ðại Học Barcelona.  Cả hai cũng đã tin Chúa từ khi đến Tây Ban Nha học nhạc.

Tôi ở với các người này một ngày và một đêm, thăm viếng Hội Thánh mà họ đang tham dự và tìm hiểu về sự hiện diện của Ôn Châu tại Barcelona.  Có 3 nhà thờ người Hoa tại trong thành phố này, các người này cho tôi biết là nhà thờ lớn nhất gồm tất cả các nhà buôn từ Ôn Châu.

Sau đó tại Hồng Kông, giáo sĩ Dennis Balcombe, một giáo sĩ lâu năm với các Hội Thánh Tư Gia tại Trung Quốc cho tôi biết là ông đã giảng nhiều lần tại hội thánh của người Ôn Châu ở Paris.  Hội thánh này có mấy trăm tín đồ.  Một người bạn nữa của tôi cũng từ Hồng Kông cho tôi biết là một số các cộng đồng của các người từ Ôn Châu tại Khabarovsk, Nga, Bucharest, Rumania, Badapest, Hungari.  Trải qua nhiều thế hệ, các gia đình người Hoa buôn bán thường gọi là “Người Do Thái của Á Châu” vì cớ họ rất thành công trong việc buôn bán tại Ðông Á và Ðông Nam Á.  Các gia đình buôn bán từ Ôn Châu được gọi là “người Do Thái của Trung Quốc”.  Vì bất cứ nơi nào họ đến họ đều thành công và bán rẽ hơn các người khác và đẩy các người không từ Ôn Châu ra ngoài.  Vào đầu năm 2003, một cuốn sách phổ thông được bán các tiệm bán sách tại các sân bay gọi là “Người Do Thái của Trung Quốc”.  Không phải nói về người Do Thái sống tại thành phố Keifang, Hà Nam, từ thế kỷ thứ 10 cho đến nay song là về các nhà buôn khôn ngoan, tài giỏi, lanh lợi từ Ôn Châu ở tỉnh Triết Giang.

Bất cứ  nơi nào họ đến, các nhà buôn Ôn Châu, ít ra từ năm 1980, họ cũng thiết lập nhà thờ.  Ðiều này rất đúng tại Trung Quốc.  Tại Bắc Kinh các nhà buôn Tin Lành không những thiết lập nhà thờ song cũng thành lập trường để dạy cho người Hoa cách truyền giáo cho người láng giềng.  Các người Ôn Châu định cư  tại nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc.  Ở ngoại quốc, họ cũng làm như vậy.  Theo Dennis Balcombe ở Ý có ít nhất 11 hội thánh do người Ôn Châu thành lập từ Florence cho đến Rôma.  Ðiều gì đã làm cho Ôn Châu nhiệt tình về tôn giáo?  Tại sao thành phố nầy được nhiều người biết là Jerusalem của các tín đồ Tin Lành tại Trung Quốc.

Lần đầu tiên tôi đến thăm Ôn Châu vào năm 1993, tôi đã biết là tỉ số Tin Lành ở đây cao nhất trong các thành phố tại Trung Quốc: ít ra là 10% và có lẽ còn cao hơn nữa. (vào năm 2002, một số  các quan sát viên có kinh nghiệm cho biết: vào khoảng 7 triệu dân của thành phố số tín đồ có thể lên đến 14%).  Tôi nghe là có hàng ngàn hội thánh trong thành phố.  Buổi tối, khi tôi đến thành phố vào cuối tháng 3, vào khoảng 11 giờ tối, tôi đi dạo quanh khách sạn Ou Jiang và đến phố dưới để nói chuyện với các người bán hàng rong, người này đã dựng quầy hàng rong tại trung tâm của thành phố.

Ngay cả khi lái xe từ sân bay vào thành phố, điều thấy rõ ràng là việc buôn bán tại thành phố đã thay đổi rất nhiều từ khi Ðặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách vào năm 1979.  Các cửa hàng bán giầy, quần áo, vali, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ nhà bếp, nút áo.  Ôn Châu thường khoe họ là thủ đô nút của thế giới, các gian hàng bán đủ mọi thứ tràn đầy đường phố.

Khi tôi đi dạo trước các cửa hàng, tôi có cảm giác là Hãng In Fuyin không chỉ là hãng in thường.  Chữ Hoa Fu yin có âm giống như Phúc Âm được trưng bày trên bảng hiệu của hãng.  Chữ Fu có nghĩa là giàu có, và yin có nghĩa là in.  Ðây là cách chơi chữ tài tình trong tiếng Hoa.  Trời đã khuya, tôi liền hỏi về Cơ Ðốc giáo tại Ôn Châu.  Tôi cần lợi dụng thì giờ trong hành trình 2 ngày ngắn ngủi của tôi.  Hai bạn thanh niên tại tiệm niềm nở tiếp tôi và mời tôi đến văn phòng phía sau cửa tiệm.  Anh giới thiệu tôi với một thanh niên khác và vợ của hai người mà tôi vừa gặp.  Tất cả đều ở tuổi 20, và tất cả là tín đồ thế hệ thứ hai và thứ ba, và họ rất vui được tiếp đãi người ngoại quốc đến Ôn Châu vì Ôn Châu nổi tiếng là Trung tâm mạnh mẽ của Cơ Ðốc giáo tại Trung Quốc.

Tôi hỏi có bao nhiêu tín đồ tại Ôn Châu với dân số 6 triệu người? (vào năm 1993).  Họ trả lời, hàng chục ngàn người.  Tại sao hội thánh tăng trưởng nhanh?  Họ trả lời cách tự nhiên: “Ðó là phước từ Chúa.”

Ðức Chúa Trời chắc có ban phước cho Ôn Châu, nhưng là một phóng viên báo chí tôi muốn biết nhiều hơn là cái lý do thần học và siêu hình.  Tại sao thành phố trở thành mộ đạo?

Khi tôi trở ra sân bay sau 36 giờ tại thành phố, tôi thấy điều mà tôi không thấy khi tôi đi vào thành phố.  Nhiều Thập tự bằng giấy được dán trên cửa các tòa nhà trong khu dân cư trên con đường chính.  Tôi hỏi người hướng dẫn: “Những Thập tự này có nghĩa gì? Anh trả lời, đó có lẽ là các nhà thờ không chính thức, anh nói như thế điều đó quá rõ ràng.

Tôi trở lại thành phố để thăm viếng nhiều hơn vào năm 1998 trong chuyến viếng thăm Trung Quốc.  Tôi gặp Trương Dung Lương và “các bác” tại Quảng Ðông.  Họ là những người đưa ra bản “Kêu Gọi Chung”.

Qua các câu chuyện trong hành trình và qua một cuộc viếng thăm vào năm 2002, tôi dần dần biết câu chuyện của Ôn Châu như sau:

Leave a Comment

You must be logged in to post a comment.

©2012-2023 by Thư Viện Tin Lành

Scroll to top