Chúa Giê-xu Tại Bắc Kinh – Chương 9.b
Qua các câu chuyện trong hành trình và qua một cuộc viếng thăm vào năm 2002, tôi dần dần biết câu chuyện của Ôn Châu như sau:
MỘT NGƯỜI TÔ CÁCH LAN QUÈ CHÂN
Không giống như Tây An hoặc Bắc Kinh, Trung tâm của các giáo sĩ Dòng Tên trong một thế kỷ từ năm 1601, hoặc Quảng Ðông, nơi Robert Morrison đến vào năm 1807 bắt đầu việc dịch Kinh Thánh. Ôn Châu không có Cơ Ðốc nhân nào cho đến phần thứ hai của thế kỷ 19. Thành phố bị cô lập vì ba bên là núi, bên kia là biển, không có xe lửa hoặc máy bay đến đó cho đến thập niên 1990. Thành phố hoàn toàn theo Phật giáo và tôn giáo nhân gian cho đến thập niên 1870. Thành phố chống lại loạn quân Thái Bình Thiên Quốc khi họ tìm cách chiếm thành phố vào năm 1850-1860, họ khoe là họ được may mắn trời cho và tự gọi là “Thành phố may mắn lớn” và “Thành phố vinh quang vàng”. Mãi cho đến năm 1867, một người Tô Cách Lan một chân làm việc với Hội Truyền Giáo Trung Hoa Nội Ðịa đến Ôn Châu, Cơ Ðốc Giáo mới bắt đầu hiện diện.
Người địa phương không hoan nghênh ông Scott, vì cớ ông là người ngoại quốc, người địa phương thường ném đá và chế nhạo ông khi ông cò quanh thành phố. Như vì ông là người tàn tật, một số người tại Ôn Châu rất ấn tượng về ông. Một số người dừng lại để ông bập bẹ giảng bằng ngôn ngữ địa phương. (Ngôn ngữ của Ôn Châu khác hẳn các ngôn ngữ khác tại Trung Quốc đến nỗi những người không học tiếng Ôn Châu thì không thể nào hiểu được). Trong thời kỳ chiến tranh Việt Hoa vào năm 1979, quân đội Trung Quốc dùng các ám hiệu của tiếng Ôn Châu, cũng giống như quân đội Mỹ dùng tiếng bản xứ Navajo làm ám hiệu trong thế chiến thứ hai.
Một số thanh niên Ôn Châu tin Chúa và Scott tiếp tục công cuộc truyền giáo vào năm 1878 nhà thờ Cơ Ðốc đầu tiên được xây tại đường Chengxi. Người địa phương chống lại cũng nhiều vì tại Trung Quốc tinh thần bãi ngoại rất cao và tinh thần nầy được khích động một khi người Pháp hay người Anh tìm cách áp dụng cái “Hiệp ước bất bình đẳng” ở thế kỷ 19.
Ngôi nhà thờ trên đường Chengxi bị đốt vào năm 1884 khi phong trào bãi ngoại nổi lên, rồi nhà thờ nầy được xây lại vào năm 1898 trên cùng một địa điểm. Hai năm sau Loạn Quyền Phi chiếm Ôn Châu, giết nhiều giáo sĩ và tín đồ địa phương. “Máu của người tử vì đạo là hạt giống của Hội Thánh Ôn Châu”. Wu Baixin, một nhà tri thức và sử gia của hội thánh bình luận. Ngôi nhà thờ trên đường Chengxi không bị hư hại vào năm 1988, họ tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập. Lúc đó nhà thờ nầy trở thành di tích lịch sử và Phong Trào Tam Tự là hội lo cho nhà thờ này mở một tiệm sách dọc theo tòa nhà chính đã được dựng lên.
Khi Cộng Sản chiếm Trung Quốc vào năm 1949, Ôn Châu là điểm nhắm của các chiến dịch bãi ngoại cũng giống như tất cả các nơi khác trong nước. Các nhà thờ Tin Lành bị ép hiệp một dưới một tổ chức gọi là Tam Tự. Không theo thì bị tù. Vào năm 1958, chiến dịch chống Hữu Phái bắt đầu từ năm 1957 trở nên thịnh hành và kết quả đưa đến hàng trăm ngàn nhà tri thức bị cầm tù trong cả nước. Ôn Châu được đặt tên là “Vùng phi Tôn Giáo” (Religion free zone). Thành phố vô thần đầu tiên của Trung Quốc. Nhà thờ, đền đài bị đóng cửa, giáo viên khuyên giục sinh viên chống lại “mê tín”. Cho đến khi Phong Trào Bước Tiến Nhảy Vọt của Mao Trạch Ðông bị bỏ vào năm 1962 và đời sống bình thường bắt đầu trở lại thì nhà thờ mới được phép mở cửa lại.
Dầu vậy, thời gian dễ chịu này cũng ngắn. Năm 1966, khi Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu, các nhà thờ Ôn Châu lại bị đóng cửa một lần nữa, Mục sư và các nhà lãnh đạo giáo dân bị lăng nhục bằng cách diễu hành qua các đường phố, đầu đội nón lá. Song khác với Thượng Hải và Bắc Kinh, nơi Cách Mạng Văn Hóa quá tàn bạo ngay cả Hội Thánh thầm lặng cũng phải đóng cửa, các tín hữu tại Ôn Châu vẫn tiếp tục nhóm lại nhiều lúc trên đồi núi ngoài thành phố. “Tín đồ từ Ðài Loan thả truyền đạo đơn và Kinh Thánh bay qua Biển Ðông” Wu Baixin nói. Ông Wu Baixin là một nhà Cơ Ðốc tri thức đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu về sự phục hưng hội thánh tại Ôn Châu. Phùng Jingwo, một “Bác” thuộc Phong Trào Ðường Hà nói là các nhà truyền giáo không ngừng truyền giảng. Phùng giữ liên hệ chặt chẽ với Ôn Châu. “Ôn Châu trải qua cuộc phục hưng sớm nhất tại Trung Quốc từ buổi đầu của công cuộc truyền giáo và vẫn tiếp tục.
Miao Zhitong
Một người biết nhiều về những gì đã xảy ra trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa là một nhà lãnh đạo hội thánh có uy tín, một “Bác” tên là Miao Zhitong, một nhà lãnh đạo quý mến của một mạng lưới hội thánh lớn tại Ôn Châu. Sinh vào năm 1942, Miao mất cả bố mẹ khi ông lên 12, và được các bà con tín đồ nuôi dưỡng. Vào lúc 8 tuổi ông có một kinh nghiệm mạnh mẽ về Chúa tại nhà thờ Ngũ Tuần vào năm thứ nhất khi Cộng Sản bắt đầu cai trị Ôn Châu. Nhưng theo ông kể, ông là người con trai hoang đàng cho đến năm 23 tuổi, khi ông ăn năn về đời sống sa đọa của thời thiếu niên và trở lại sống đời sống đức tin đàng hoàng và bắt đầu con đường truyền giáo. Thời điểm này thật không tốt vì ông cảm thấy được kêu gọi làm nhà truyền giáo vào năm 1967 khi Cách Mạng Văn Hóa lên đến cao đỉnh. Chẳng bao lâu thì ông bị bắt, bị đánh đập và tra tấn. Có lúc tay ông bị treo lên trước khi bị đẩy vào một hố nước phân với ý đồ là ông sẽ chết đuối. Ông nhảy ra được và nhảy vào một khe nước sạch trước khi bị bắt lại. Họ dẫn ông vào một Chùa Phật, trói ông vào một cây cột và dùng gậy tre đánh ông. Nhờ có một tín hữu đến Chùa Phật yêu cầu thả ông bằng không ông đã bị đánh chết tại chổ.
Ðược thả song chẳng bao lâu lại bị bắt trở lại vào năm 1970 tại phần cuối của thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Ông bị còng tay sau lưng, đội nón lá và bị bắt đi tuần hành khắp đường phố mang biểu chương “Phản Cách Mạng, đầu não của mê tín dị đoan”. Khi đoàn tuần hành qua cầu, ông bị bắt đứng trên thềm cầu. Ông tưởng là họ sẽ xô ông xuống cầu cho chết. Ông hết lòng cầu nguyện, một trận bão xảy ra, họ đình lại cuộc tuần hành, và ông được trả lại về nhà tù. Bị bắt đứng lên để xưng các tội chính trị, Miao bắt đầu giảng cho các quan chức và tù nhân. Ông nhớ lại là ông giảng: “Tôi giảng về sự đoán phạt và nói là nếu các ông không ăn năn thì sẽ bị xuống địa ngục”. Họ ngạc nhiên song nghe những điều tôi giảng, một trận bào nữa lại xảy ra và buổi họp được hoãn lại. Sau các cố gắng làm cho Miao xưng nhận tội lỗi chính trị không thành, chính quyền chịu thua và thả ông về nhà.
Nhưng ông không chấm dứt hoạt động. Ông bắt đầu cổ động các Hội Thánh Tin Lành tại các huyện miền Ðông tỉnh Triết Giang, kể cả vùng phụ cận huyện Ôn Châu. Vào năm 1972 phần lớn nhờ tài tổ chức của Miao và các người khác, các Hội Thánh Tư Gia tại Chiết Giang hoạt động mạnh mẽ hơn các hội thánh khác tại Trung Quốc khi Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt và “Bè lũ bốn tên” bị bắt vào năm 1976.
Miao nhớ là năm nào ông cũng bị bắt, ít nhất 1 lần vào thập niên 1970. Giữa năm 1968 đến 1988 ông bị bắt ít nhất là 20 lần và năm 1985 ông bị giam 143 ngày. Trong các năm đầu bị bắt, họ tố cáo ông là “mê tín phản Cách Mạng”. Ông nói. Nhưng sau năm 1980, khi Giáo Hội Tam Tự bắt đầu xuất hiện, họ tố cáo là ông không chịu đăng ký với Hội Thánh Tam Tự.
Zheng Datong
Một nhà lãnh đạo Hội Thánh khác tại Ôn Châu có chức vụ rất quan trọng trong thời Cách Mạng Văn Hóa là Zhen DaTong, con của một gia đình tín đồ tại Ôn Châu. Zhen DaTong thấm nhuần tư tưởng vô thần của chế độ cho đến khi ông tìm đến đức tin vào năm 1969. “Hội Thánh tại Ôn Châu rất tốt trong thời Cách Mạng Văn Hóa.” Ông kể chuyện với tôi trong bữa cơm trưa qua tô mì trong căn hộ của ông ở tầng thứ tư của một cao ốc, “Chúng tôi không bao giờ chấm dứt nhóm lại. Hội Truyền Giáo Trung Hoa Nội Ðịa đã đặt nền tảng vững vàng tại đây. Các tín đồ cũng biết cầu nguyện như thế nào”.
Và họ thật đã cầu nguyện. Tín hữu Hồng Kông về thăm bà con tại Ôn Châu vào năm 1974 trở về với các câu chuyện về khoảng 50,000 tín hữu trong vùng Ôn Châu, một con số chưa từng nghe đến tại thành phố lớn (Lúc đó có 5 triệu người) trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Zhen DaTong cũng giống như Miao phải trả giá đắt cho các hoạt động truyền giáo của mình. Ông bị bắt vào năm 1994 và bị tù 3 năm. Vào khoảng năm 1994 ông bị tù 53 ngày vì tội tổ chức lớp huấn luyện không giấy phép, và bị tù 10 ngày vào năm 1997 trong phong trào đàn áp các cuộc nhóm không được phép của các tín đồ. “Tôi bị bắt vào năm 1997 vì tôi là lãnh đạo chính của hội thánh.” Zhen nói “Họ mới thật là tội phạm, chớ tôi đâu có phải.”
Bài Mới
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.