Thư Viện Tin Lành: Trang Nhà » Kinh Thánh » Cùng Học Kinh Thánh: Nê-hê-mi 1:1-4

Cùng Học Kinh Thánh: Nê-hê-mi 1:1-4

Cùng Học Kinh Thánh
Nê-hê-mi 1:1-4

Câu Hỏi Gợi Ý

  1. Có bao giờ bạn phải sống xa quê hương hay không? Nếu có dịp gặp những người đồng hương, bạn hỏi thăm điều gì về quê hương của mình? Tin tức nhận được làm cho bạn vui hay buồn?  Tại sao? 

Câu Hỏi Thảo Luận

  1. Người thuật lại câu chuyện này là ai (1:1a)? Câu chuyện này xảy ra tại đâu (1:1c)? Vào thời gian nào (1:1b)? Ai là người đã đến gặp tác giả (1:2a)?  Những người này từ đâu đến (1:2b)?  Tác giả đã hỏi thăm họ về những điều gì (1:2c)?
  2. Những người này đã cho tác giả biết gì về tình cảnh của những người còn lại tại quê nhà (1:3a)? Hiện trạng của thành phố bây giờ ra sao (1:3b)?
  3. Sau khi biết tin tức về quê hương của mình, phản ứng đầu tiên của tác giả là gì (1:4a)? Điều đó cho thấy tấm lòng của tác giả đối với quê hương của ông như thế nào?  Sau đó tác giả đã làm ba điều gì (1:4b)?   Khi nào thì người ta cư tang?  Tại sao tác giả lại cư tang trong trường hợp này? Hành động đó thể hiện điều gì? Trong Kinh Thánh, người ta kiêng ăn với mục đích gì?  Tại sao tác giả lại kiêng ăn?  Theo bạn, tác giả thường cầu nguyện với Chúa hay chỉ cầu nguyện trong trường hợp đặc biệt này?  Tại sao?
  4. Theo bạn tại sao tác giả lại quan tâm về quê hương của mình? Xin đọc thêm II Các Vua 25:9-21, Ê-xơ-ra 4:7-24, và phân tích những động lực có thể khiến tác giả quan tâm đến những gì đang xảy ra tại quê hương. 

Câu Hỏi Suy Gẫm

  1. Bạn quan tâm như thế nào về tình trạng thể chất, đạo đức, và tâm linh của gia đình, của Hội Thánh, hay dân tộc mình ngày hôm nay? Mối ưu tư đó có đủ để khiến bạn phải cầu nguyện, phải kiêng ăn, hay phải làm một điều gì đó hay không?  Tại sao?
  2. Khi được biết về tình trạng đổ vỡ hoặc đáng thương của một ai đó, bạn thường làm gì?
    a. Phê bình: Tại sao người đó lại đưa mình vào hoàn cảnh như vậy.
    b. Dửng dưng: Chuyện này không liên quan gì đến mình.
    c. Cầu nguyện: Cầu xin ơn thương xót của Chúa.
    d. An ủi: Tìm cách liên lạc, khích lệ hoặc an ủi.
    e. Giúp đỡ:  Làm một điều gì đó trong khả năng của mình để giúp đỡ.
  3. Tại sao thái độ quan tâm và lo lắng cho người khác là đặc điểm cần thiết của một người lãnh đạo? Theo bạn, những người đang giữ vai trò lãnh đạo trong gia đình, trong Hội Thánh, và trong cộng đồng của bạn mạnh hay yếu trong lĩnh vực này? Vì sao việc thiếu những phẩm chất này ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác lãnh đạo? 

Đọc thêm: 

Thư Viện Tin Lành (2019)
www.thuvientinlanh.org

Xin chuyển tiếp nếu bạn thích

Leave a Comment

You must be logged in to post a comment.

©2012-2023 by Thư Viện Tin Lành

Scroll to top