Cùng Học Kinh Thánh: Nê-hê-mi 3:1-5
Cùng Học Kinh Thánh
Nê-hê-mi 3:1-5
Câu Hỏi Gợi Ý
- Bạn có thích làm công việc nặng nhọc không? Nếu có, tại sao? Nếu không, bạn dùng lý do gì để khước từ?
Câu Hỏi Thảo Luận
- Công việc thường xuyên của các thầy tế lễ là gì (Lê-vi-ký 1:3-19)? Đặc biệt, trách nhiệm của thầy tế lễ thượng phẩm là gì (Hê-bơ-rơ 9:7)? Trong câu (3:1), thầy tế lễ thượng phẩm cùng những thầy tế lễ dưới quyền ông đã làm gì? Bạn học được gì qua việc làm của họ?
- Ê-lê-a-síp sống tại đâu (3:2)? Từ nơi ông sống đến Jerusalem xa hay gần? Theo bạn, tại sao Ê-lê-a-síp đã đến góp phần xây dựng tường thành Jerusalem. Bạn học được gì về điều này?
- Có bao nhiêu chữ “kế” trong các câu (3:1-5)? Liên từ này nói lên điều gì trong việc người Do Thái xây dựng lại thành Jerusalem?
- Có bao nhiêu chữ “con”, “cháu”, và “con” rồi “cháu” trong các câu (3:1-5)? Gia đình nào chỉ có con góp phần mà không có cháu? Gia đình nào chỉ có cháu góp phần mà không có con? Gia đình nào có cả con và cháu cùng góp phần? Những chi tiết này nói lên điều gì?
- Ai là những người góp phần xây dựng thành Jerusalem trong (1:5a)? Ai là những người khước từ công tác này (1:5b)? Theo bạn, tại sao những người lãnh đạo này hành động như vậy? Có gì khác biệt với những người trong câu (1:1)?
Câu Hỏi Suy Gẫm
- Có khi nào Mục sư hoặc những lãnh đạo trong Hội Thánh của bạn tham gia vào những công việc lao động nặng nhọc trong Hội Thánh hay không? Dựa theo sự dạy dỗ trong Kinh Thánh, khi nào thì mỗi người trong Hội Thánh cần làm việc theo chức năng, phận sự của mình? Khi nào thì mọi người trong Hội Thánh cần hiệp nhau xây dựng công việc nhà Chúa?
- Nơi bạn ở cách nhà thờ bao xa? Có bao giờ bạn vắng mặt tại nhà thờ với lý do là ở xa nhà thờ hay không? Tại sao? Nếu công việc Chúa tại những thị trấn, thành phố, hoặc quốc gia lân cận có nhu cầu, giống như Ê-li-sa-síp, bạn có sẵn lòng đến đó để góp phần xây dựng hay không? Làm việc tạm thời hay lâu dài?
- Theo bạn, việc các tín hữu cùng làm việc kề cận bên nhau
a. Thể hiện tinh thần hiệp nhất trong Chúa.
b. Tạo cơ hội để khích lệ hổ trợ lẫn nhau khi có cần.
c. Tạo dịp tiện để dòm ngó, chỉ trích nhau.
d. Tạo cơ hội để đổ thừa lẫn nhau vì những chỗ tiếp giáp không ai làm. - Trong gia đình bạn có bao nhiêu thế hệ cùng hầu việc Chúa? Bạn có ước mong các con, cháu mình trung tín thờ phượng Chúa và hầu việc Ngài hay không? Bạn cần làm gì để ước mơ đó trở thành hiện thực?
- Có bao giờ những lãnh đạo trong gia đình hay trong nhóm của bạn không muốn, hoặc không thể, tham gia một công việc trong Hội Thánh hay không? Trong trường hợp đó bạn làm gì? Hành động hay thái độ của người đó ảnh hưởng bao nhiêu với quyết định của riêng bạn?
Đọc thêm:
Thư Viện Tin Lành (2019)
www.thuvientinlanh.org
Xin chuyển tiếp nếu bạn thích
Bài Mới
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.