Cùng Học Kinh Thánh: Rô-ma 9:19-33
Cùng Học Kinh Thánh
Rô-ma 9:19-33
Câu Hỏi Gợi Ý
- Ai là người nắm quyền thưởng phạt trong gia đình hay tại nơi làm việc của bạn? Có bao giờ bạn cảm thấy bạn bị người đó đối xử bất công hay không? Nếu có, chuyện gì đã xảy ra? Những người khác được khen thưởng nhiều hơn bạn, hay là bạn bị đối xử tệ hại hơn những người khác? Theo bạn, tại sao người đó có thể làm như vậy?
Câu Hỏi Thảo Luận
- Nếu Đức Chúa Trời nắm quyền quyết định tối thượng trên cuộc đời của mỗi con người thì theo quan niệm bình thường, ai phải là người chịu trách nhiệm về những sai lầm thất bại trên cuộc đời của một con người (9:19)? Sứ đồ Phao-lô đã trả lời câu hỏi này như thế nào (9:20-21)? Ông đã dùng hình ảnh nào để mô tả mối liên hệ giữa con người với Đức Chúa Trời (9:20)? Con người có quyền chất vấn Đấng đã tạo nên mình hay không (9:20b)?
- Đấng Sáng Tạo có quyền sáng tạo theo ý muốn của Ngài hay không (9:21)? Ngài có quyền giáng thịnh nộ trên những tạo vật xứng đáng nhận sự thạnh nộ của Ngài hay không (9:22)? Nếu Ngài không muốn trừng phạt thì sao? Ngài có quyền ban vinh quang cho những người Ngài muốn hay không (9:23)?
- Đức Chúa Trời đã ban ân điển gì cho chúng ta (9:24)? Dựa vào đâu, Sứ đồ Phao-lô đã giải thích như vậy (9:25-26)? Về phần dân Do Thái thì sao (9:27)? Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho họ (9:28)? Thật ra Đức Chúa Trời đã đối xử với họ như thế nào (9:29)?
- Như vậy vấn đề chính yếu là gì (9:30)? Người Do Thái có nhận được sự công chính hay không (9:31)? Tại sao (9:32)? Họ vấp phải điều gì (9:33a)? Ngược lại, những người ngoại quốc đã làm gì và tại sao họ được cứu (9:30b; 9:33b)?
Câu Hỏi Suy Gẫm
- Có bao giờ bạn suy nghĩ tại sao Đức Chúa Trời đã chọn bạn là một nhân tố trong chương trình của Ngài hay không? Nếu có, bạn đã học được điều gì? Trong trường hợn như vậy, bạn có thêm những nhận thức nào về Chúa và về chính minh?
Thư Viện Tin Lành (2021)
www.thuvientinlanh.org
Đọc thêm:
- Như vậy bạn sẽ nói với tôi: “Nếu như thế tại sao Ngài còn bắt lỗi? Bởi vì ai có thể chống lại ý muốn của Ngài?” 20. Người ơi! Bạn là ai mà dám cãi lại với Ðức Chúa Trời? Có thể nào một vật được nắn nói với người đã nắn nên mình rằng: “Tại sao ông nắn nên tôi như thế nầy?” 21. Không phải người thợ gốm có quyền trên đất sét, để từ trong cùng một đống đất làm nênloại bình dùng vào việc sang trọng và loại khác dùng vào việc thấp hèn hay sao? 22. Nếu Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cơn thịnh nộ và chứng tỏ quyền năng của Ngài – nhưng Ngài đã kiên nhẫn chịu đựng những chiếc bình xứng đáng nhận sự thịnh nộ để bị hủy diệt – thì sao? 23. Và nếu Ngài muốn bày tỏ sự giàu có của vinh quang Ngài đối với những chiếc bình đáng thương, mà Ngài đã chuẩn bị cho vinh quang, 24. trong đó có chúng ta, là những người Ngài đã gọi, không phải chỉ từ trong dân Do Thái mà cũng từ các dân tộc ngoại bang, thì sao? 25. Như Ngài phán trong Ô-sê: “Ta sẽ gọi những người chẳng phải dân Ta là dân Ta; những người không được yêu dấu là yêu dấu;” 26. và tại nơi họ bị bảo: ‘Các ngươi không phải là dân Ta,’ chính tại nơi đó họ sẽ được gọi là ‘con cái của Ðức Chúa Trời hằng sống.’” 27. Ê-sai đã thốt lên nỗi quan tâm về Y-sơ-ra-ên rằng: “Dù số con cái Y-sơ-ra-ên đông như cát biển, chỉ một phần còn sót lại sẽ được cứu mà thôi; 28. bởi vì Chúa sẽ thi hành án phạt của Ngài trên đất một cách nhanh chóng và dứt khoát.” Và Ê-sai cũng đã báo trước: “Nếu Chúa vạn quân không chừa lại cho chúng ta những người nối dõi, thì chúng ta đã trở nên như Sô-đôm và đã trở thành như Gô-mô-rơ.”
- Như vậy chúng ta sẽ nói gì? Những người ngoại bang không tìm kiếm sự công chính nhưng lại được sự công chính – đó là sự công chính bởi đức tin; 31. còn dân Y-sơ-ra-ên đã theo luật pháp để tìm sự công chính nhưng luật pháp không đạt được. 32. Tại sao? Bởi vì họ không tìm kiếm bằng đức tin nhưng bằng việc làm. Họ đã vấp phải hòn đá vướng vấp, 33. như có chép: “Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá vướng vấp, một vầng đá gây cản trở; nhưng ai tin Ngài sẽ không bị hổ thẹn.”
Bản Dịch Việt Ngữ
Bài Mới
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.