Tái Sinh – Chương 6.b
Sự sụp đổ của chính phủ Nixon chỉ là vấn đề thời gian không thể tránh được. Người mà một ngày tháng tám ba năm về trước tại một trung tâm thể thao đã nói trong nồng nàn cảm xúc, “Không có gì sai lầm khi thất cử, chỉ có sai lần khi từ chức hay từ chối trách nhiệm”, đã chiến đấu với mình trong một trận chiến dai dẳng và cô đơn. Ðó cũng là người mà một đêm tháng 7 năm 1973 thoáng có ý nghĩ quốc gia sẽ được lợi ích hơn nếu “tôi nhường chức vụ lại” và sau đó vài tháng đã nói, “Có lẽ Hoa Kỳ muốn một người dễ mến và sạcch như Jerry Ford”. Nhưng tôi biết Nixon thật sự là người ở trung tâm thể thao năm nào, người không thể từ bỏ trách nhiệm gì.
Ðối với tôi, sự từ chức của ông không phải là hành động của một kẻ chối trách nhiệm. Ông vô tình đã bị đẩy ra khỏi chức vụ của ông một cách từ từ và ên thắm, khi mà mọi người nhận thấy áp lực của chức vụ đòi hỏi họ phải can thiệp bởi Nixon không thể đảm đang mọi công việc như trước đây. Chỉ có gia đình của ông và hai cộng sự trung thành tuyệt đối Ken Clawson và Rose Woods, là nghĩ khác. Al Haig (Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ của chính phủ Reagan vừa từ chức hôm tháng sáu vừa qua), Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc, đã nói với tôi hôm tháng giêng 1974, “Nếu sự truy tố Tổng Thống không thể tránh được, thà chúng tôi ra đi một cách êm thắm còn hơn. Chúng tôi không thể kéo cả một Chính Quyền xuống theo được”. Al Haig đã chuẩn bị từ nhiều tháng nay, hy vọng có phép lạ xảy ra, tuy nhiên vẫn sắp đạt mọi việc sẵn sàng cho ngày cuối cùng ấy đả xảy ra trong tháng Tám.
“Guồng máy đã làm việc”, mọi chính trị trị gia đều hãnh diện tuyên bố như trên khi Nixon công bố từ chức. Tôi không đồng ý hoàn toàn. Trong giờ phút cuối cùng, guồng máy chính quyền không còn quyền lực để quyết đinh điều gì, Thượng Nghị Viện đắm mình vào những tranh luận sôi nổi, hằn học kéo dài từ tháng này qua tháng khác, tòa án bế tắc. Tổng Thống bị bó tay. Chưa bao giờ tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ bị lung lay như thế trong lịch sự kể cả khi điện Capital bị đe bởi đoàn quân của tướng Lee băng qua sông Potomac.
Khi cả một chính quyền đang trôi nổi dật dờ vô định như vậy, một tướng bốn sao đã đứng ra điều khiển hết guồng máy trong những ngày cuối cùng của chính Phủ Nixon. Ông đã thương thuyết với người kế vị của Nixon, yêu cầu Ngũ Giác Ðài đừng thi hành bất cứ lệnh nào của vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, và trong những giờ phút sau cùng cũng đã khéo léo làm việc trong bóng tối để vị Ngoại Trưởng cũng như những lãnh tụ quốc hội thuyết phục Tổng Thống từ chức. Ở những quốc gia khác, những trường hợp tương tự như vậy đã gây ra nhiều cuộc đảo chánh không đổ máu. Nhưng may thay cho Hoa Kỳ, tướng Haig là một người có trách nhiệm và lương tâm.
Chính Nixon, vì đã kiệt lực từ những chống trả tuyệt vọng, nên đến giờ phút cuối cùng cũng không những dối trá mà ông đã trải qua và những lực hủy diệt do sự dối trá đem lại. Những nhận thức của chính ông về những điều tốt đẹp ông cố đạt đến đã làm cho ông không còn biết phán đoán trước những việc làm phạm pháp của kẻ thuộc hạ. Rồi như một người bám lấy hòn đá trước đợt sóng tràolên, sức lực mỏi mòn, ông trút hơi cuối cùng, buông tay rơi để nước cuốn trôi.
Trong lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức Tổng Thống lần thứ nhất, tay của Richard Nixon đặt trên Kinh Thánh, mở ra ở sách Êsai. Một câu được trích dẫn để làm chỉ đạo cho chức vụ Tổng Thống, tái lập hòa bình của ông – họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày (Êsai 2:4). Ðau đớn thay, cả ông lẫn chúng tôi những người cộng sự đã không thấy sự nhắc nhở, lưu ý của một câu sau đó: Con mắt ngó cao của loài người sẽ bị thấp xuống, sự kiêu ngạo của người ta sẽ bị hạ đi. . . (Êsai 2:11). Tất cả chúng tôi đều thất bại. Dù Nixon là người gây ra quyền lực ma quỷ khiến chức vụ Tổng Thống của ông bị cắt đoạn – hay là nạn nhân của những quyền lực ấy với những kết quả vô cùng tai hại. Tôi không cần chứng minh gì thêm rằng chính trái tim của con người đã thay đổi, hoặc xấu hoặc tốt, bánh xe lịch sử nhân loại, chứ không phải guồng máy nhân tạo của con người.
Tôi đau lòng cho vị Tổng Thống trong giờ phút đày đọa đó, và cả chúng tôi, những đã cộng sự với ông cũng trải qua những đày đọa riêng tư lạ lùng của chính mình. Nhiều tháng trước đó Tổng Thống nói với tôi: “Sẽ có một ngày tôi xóa hết tất cả mọi án phạt”. Tôi biết ý ông muốn nói gì: một vị chỉ huy không bỏ rơi lính của mình đang chiến đấu. Khi ông khôi phục trở lại, ông sẽ khoan hồng cho những phụ tá của ông hiện đang bị cầm tù bởi vụ Watergate.
Hy vọng của chúng tôi tan theo mây khói khi trực thăng của Nixon cất cánh lần cuối cùng tại Vườn Cỏ Phía Nam trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc. Ông ra đi không một lời để lại cho những phạm nhân đó. Không phải để lợi cho cá nhân mình, nhưng để biện minh, bào chữa. Tôi đã chuẩn bị để sống trong tù cho dến ngày mãn án, và tìm mọi phương pháp giúp hoàn tất việc ấy, nhưng quả không gì đau đớn cho bằng khi thấy tự do vờn múa trước mắt rồi lại cất cánh bay đi. Sau lời công bố đầy ngạc nhiên của Tổng Thống Ford vào ngày 8/9/1974 rằng ông đã khoan hồng toàn diện và vô điều kiện cho Richard Nixon, có nhiều lời đồn đãi rằng lần tới sẽ đến phiên chúng tôi. Tùy viên báo chí của Tổng Thống Ford sau đó hai ngày đã tuyên bố sự khoan hồng toàn diện cho tất cả phạm nhân Watergate hiện đang được nghiên cứu.
Sự khoan hồng của Richard nixon gây thêm một sự công phẫn, như lần cách chứ Cox trước đây. Cuộc thăm dò chớp nhoáng của đài NBC cho biết cứ một người thuận có đến hai người chống đối hành động của Ford. Tinh thần của chúng tôi đi xuống thảm hại. Cuộc thăm dò kế đó cho thấy quá bán việc ủng hộ phóng thích chúng tôi. Tinh thần chúng tôi lên cao.
Chưa bao giờ trong đời Patty chịu để truyền hình phỏng vấn, nhưng nàng can đảm nhận lời thay mặt cho tôi xuất hiện trên chương trình “Today”. Vấn để khoan hồng hiện đang gây sôi nổi trên toàn quốc. Một số bạn bè từ báo chí đến điện thoại cho hay trong vài giờ nữa chúng tôi sẽ biết quyếât định: chúng tôi sẽ được tự do. Báo chí đến túc trực ngày đêm tại nhà của chúng tôi để cố chụp cho được những hình ảnh của ngày về hân hoan, vui sướng. Nhưng trước gió nóng chính trị hiện đang lung lay chức vụ Tổng Thống mới non một tháng của Ford, ông tuyên bố sẽ không có sự khoan hồng nào nữa. Những ai hiện ở trong tù sẽ tiếp tục, những phiên tòa về Watergate vẫn tiếp diễn như thường lệ. Tổng Thống Ford đã thất bại khi cố vùi chôn Watergate vào quên lãng.
Ðối với Patty và những người vợ tù nhân khác, cái trầm bỗng, lên xuống, quả gây nhiều khó khăn – hồi hộp, hy vọng tràn trề, lo âu, và rồi thất vọng não nề.
Trong sự tuyệt vọng khốn cùng đó. Những lời mà tôi đã đọc ở đâu đây, trước đây bỗng xuất hiện trở lại: chung quanh chúng tôi càng đen tối bao nhiêu, sự thất vọng của cuộc sống não nề bao nhiêu, thì ánh sáng của Ðức Chúa Trời càng soi trên chúng ta, và chúng ta càng cảm nhận sức mạnh của Thánh Linh Ngài trong lòng bấy nhiêu.
Một lần nữa sức mạnh của Thánh Linh lại được nhắc đến. Tôi biết rất ít về Ngôi Thứ Ba nầy của Ðức Chúa trời Ba Ngôi, nhưng tôi đang bát đầu cảm thấy rất cần sức mạnh nầy. Thánh Linh của Chúa có đến trong lúc tuyệt vọng, bất lực tôi kêu cầu đến Ngài? Nhiều khi tôi cảm thấy có nhiều khuấy động trong lòng kể từ ngày quyết định tin Chúa ở Maine. Có phải Thánh Linh đã làm việc chăng? Hay đó chỉ là một kinh nghiệm mới, một cảm giác mới mà tôi cần tìm đến?
Nhu cầu cần có sức mạnh trong lòng ngày càng tăng bởi sự cô đơn của tôi, sự gặp gỡ ngột ngạt với những tên đầu nậu, chém giết hàng ngày và cũng bởi sự tuyệt vọng về tương lai. Lúc nào sự lo bị sự tấn công bởi một tù nhân khác cũng ám ảnh tôi cả.
Một hôm, một nhân viên khám đường cho chúng tôi hay John Dean sẽ được gọi đến đây nhập chung với chúng tôi trong nay mai tai khám đường Holabird nầy. Watergate đã biến tôi và John thành hai kẻ thù không đội trời chung: John, người tố cáo Tổng Thống, còn tôi là kẻ bảo vệ ông. Trong những ngày đầu tiên của những buổi điều trần tại Ủy Ban Ervin, mỗi lần ai nhắc đến tên anh ta, tim gan tôi lộn lên. Tôi có phản ứng như vậy nữa không? Khi nhớ lại lời khuyên của Ðức Chúa Giê-xu rằng ta không những phải tha thứ mà con phải yêu thương kẻ thù của mình, những giận dữ trong lòng bỗng lắng xuống. Phần tha thứ không đến nỗi khó lắm. Thật ra, tôi thán phục John đã can đảm đứng ra chống chọi với quyền lực bao la của một Tổng Thống. Nhưng còn việc yêu thương John, sao khó quá!
John đến khám đường vào một đêm khi trời vừa choạng vạng tối. Tôi đang ngồi ăn, thấy John đi ngang, bao quanh bởi năm nhân viên khám đường. Vì không muốn bất cứ rủi ro xảy đến cho nhân chứng chính yếu của họ, những công tố viên của Watergate đã ra chỉ thị đặc biệt rằng John Dean không được liên hệ với các tù nhân khác tại Holabird, phải biệt giam, ở trong phòng luôn luôn, có lính gác cửa hai mươi trên hai mươi bốn giờ mỗi ngày.
Một tên tù trẻ tuổi tên Pat cười nói, “Họ không thể nào giữ hắn trong phòng cả ngày một mình được. Hắn sẽ khùng cho coi”.
Câu nói đó đã đánh ngã hàng rào cuối cùng ngăn cách tôi và John. Khuya hôm ấy, John Dean vào nhà bếp theo sau là một nhân viên mang súng lục. Tôi chạy vội vào nhà bếp và chìa tay thân ái nói, “John, chúng ta hãy quên tất cả mọi chuyện xảy ra trong quá khứ. Nếu tôi có thể giúp anh được gì, xin đừng ngại cho tôi biết”.
John Dean kinh ngạc cũng như người nhân viên, miện không nói ra lời: “Chuck, cảm ơn anh nhiều lắm. Tôi thành thật cảm ơn anh”. Người nhân viên vội ngăn chúng tôi ra, nhưng trong vài giây phút ngán ngủi đó, những vết thương trong quá khứ như được hàn gắng lại.
John và tôi bắt đầu nói chuyện cùng nhau mỗi khi một nhân viên dễ tính quay mặt nhìn huớn g khác. Những mẩu chuyện của chúng tôi không về vụ Watergate hay những gì đã xảy ra tong quá khứ, nhưng về cuộc sống cá nhân của chúng tôi và tương lai. Tôi khám phá ra trước đây lúc còn đi học anh có tham gia vào dự án viết lại Kinh Thánh theo văn mới, và đã đọc hết Kinh Thánh. Ngoài ra, đức tin của anh nơi Ðức Chúa Trời đã được lớn mạnh bởi những biến cố đã xảy đến cho anh. Tình bạn giữa chúng tôi bắt đầu nẩy nở.
Tôi kinh ngạc khi thấy Patty đang ngồi ở phòng đợi vào một sáng thứ hai. Khách đến thăm không bao giờ được cho vào bên trong trước bốn giờ chiều. Ðôi mắt buồn của nàng như báo trước cho tôi điều gì.
Tôi hỏi, “Có phải ba không?”
“Phải! Chuck. Ba vừa qua đời sáng nay”.
Tôi ôm chặt nàng vào người, cố kềm hãm mọi xúc cảm. Nàng biết ba tôi và tôi gần gũi nhau lắm. Cả trăm ý nghĩa thoáng qua đầu tôi ngay lúc đó. Tôi buồn bởi người đã chết, nhưng cảm tạ bởi cái chết êm thắm và không đau đớn. Tôi nhớ lại lần cuối cùng gặp ông, ba tôi nằm trên giường bệnh và chúng tôi nói chuyện về vấn đề tôi nên hay không nên nhận tội. Tôi bỗng lo ngại cho má tôi, bây giờ sống một mình. Nhưng điều đau đớn hơn hết là ba tôi từ giã cõi đời này biết rằng đứa con trai duy nhất của ông hiện đang ở tù, trái ngược hoàn toàn với giờ phút hãnh diện nghe vị Tổng Thống Hoa Kỳ ca ngợi viên Phụ Tá Ðặc Biệt của mình.
Ông chết trong tay của má tôi khi hai ông bà chuẩn bị hành trang đi thăm tôi, chuyến đi không được bác sĩ cho phép. Những gì xảy ra cho tôi gây chấn động quá lớn khiến tim vốn đã yếu của ông không chống tar được.
Ðiện thoại giữa Washington và Holabirb nóng hổi ngày hôm đó khi lời thỉnh cầu được tạm thích để dự đám tang của tôi được chuyển từ bộ phận này qua bộ phận nọ của guồng máy hành chánh. Chiều hôm ấy, Washington bác bỏ lời thỉnh cầu. Việc người cha chết không hội đủ điều kiện để tạm thích một phạm nhân của Watergate. Tôi chỉ có thể được đi dự đám tang nếu đám tang phải kín đáo và tôi phải bị hai nhân viên canh chừng luôn luôn. Mọi chi phí về nhân viên phải do tôi trang trải.
Một nhân viên đi với Patty và tôi trên chuyến bay đi Boston. Ðến phi trường Logan hai người đàn ông to lớn bước lên máy bay và hộ tống chúng tôi đến một xe đang đợi sẵn ở gần đó. Trong những ngày kế đó, hai người nầy ở bên cạnh chúng tôi luôn luôn, ngủ ở phòng khách, canh chừng tron gkhi chúng tôi ăn, và phần nào chia sẻ nỗi buồn của chúng tôi.
Trong thời gian này, khi xem qua những đồ dùng của ba tôi, tôi được biết về ông nhiều hơn. Tôi đã lo ngại việc ba tôi gặp tôi tại khám đường, sợ những chấn động có thể làm hại cho người nhạy cảm. Nhưng ngạc nhiên thay, tôi khám phá ra rằng ngay từ những năm 1930 ông đã hăng hái cải thiện chính sách lao tù, ngay khi làm việc mười hai giờ mỗi ngày, ban đêm đi học. Trong những tập hồ sơ, tôi đọc thấy những lá thư nóng cháy ông viết thay cho những tù nhân tội nhẹ đến Thống Ðốc Tiểu Bang. Ông đã thành công trong vài trường hợp giảm thiểu được án phạt.
Tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng chính ông đã đưa ra kế hoạch thành lập những tổ tranh luận tại nhiều khám đường. Ông hoạt động hăng say cho Tổng Hội Tù Nhân Ðoàn Kết vốn chủ trương cải thiện. Khi đọc qua những hồ sơ này, óc tôi bỗng lóe lên một ý nghĩ. Chắc chắn là tôi có lý do chính đáng để theo đuổi công việc này của ông. Không hiểu tại sao chúng tôi không bao giờ nói đến vấn đề này khi ông còn sống.
Việc ba tôi mất đã đưa má tôi và tôi gần nhau hơn khi chúng tôi chuẩn bị cho đám tang và lập kế hoạch cho tương lai má tôi. Ðám tang được cử hành tại nhà thờ St. John Episcopal ở Winthrop, nơi má ba tôi và các cô, chú của tôi làm lễ báptem. Ngôi nhà thờ nhỏ là một kiến trúc tiêu biểu của vùng New England – với những cửa sổ bằng kính nhiều màu hình dáng sặc sỡ, những bức tường đá, những cột trụ bằng gỗ màu nâu, và những nét phảng phất khí hậu miền duyên hải. Nhà thờ tọa lạc trên một con đường hẹp trong khu cổ của thành phố, nằm giữa những ngôi nhà hai ba tầng.
Má tôi và tôi cầu nguyện trước linh cữu của ba tôi. Tôi bỏ vào trong linh cữu tấm khăn quàng Masonic của ba tôi và lá quốc kỳ của Hoa Kỳ mà sáng nào ông cũng không quên kéo lên ở trước sân và hạ xuống vào mỗi chiều. Sau lễ tang, má tôi, Patty, và tôi đứng chung quanh huyệt bởi một vài bạn thân và hai nhân viên canh gác. Chúng tôi yên lặng nhìn linh cữu của ba tôi từ từ hạ xuống huyệt. Ðàng xa là trường trung học nơi ba tôi đi học khi còn nhỏ, và sân dã cầu nơi ba tôi vang bóng một thời. Những cơn gió nhẹ thổi qua, mang theo không khí đầy muối từ biển kế cận, như nói lên một phần đời sống của ông và tôi. Người bạn thân thiết nhất trong đời của tôi đã ra đi, đi đến một “căn phòng trong lâu đài của Ðức Chúa Trời”.
Tối hôm ấy tôi trở lại khám đường, hồi tưởng lại những gì sứ đồ Phaolô đã nhắc nhở môn đệ của ông trước sự tuyệt vọng: “. . . . phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Ðức Chúa Trời” (Công vụ 14:22). Tôi cảm thấy những lời nói ấy gần gũi quá. Người cha thương yêu của tôi đã mất, người mà tôi hầu như tôn thờ trong bốn năm qua đã bị đẩy ra khỏi chức vụ, còn tôi sắp bị chuyển đến một nhà tù nghiêm ngặt hơn ở vùng Alabama xa xôi.
Ðáng lẽ tôi phải đau đớn, tuyệt vọng tột cùng, nhưn gkhông, lòng tôi bỗng thanh thản, nhẹ nhàng lạ thường. Patty và tôi gần nhau như chưa bao giờ trước đó, John Dean và tôi đã hàn gắn trở lại, và tôi cảm nhận rằng Ðức Chúa Trời có một kế hoạch cho đời tôi và Ngài từ từ mở ra.
Bài Mới
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.